.
Thần kinh tọa châm cứu hết không?
Châm cứu là phương pháp được nhiều người lựa chọn chữa bệnh
1. Thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa, tọa thống phong (trong y học cổ truyền), là một bệnh y khoa đặc thù bởi triệu chứng đau dọc xuống chân từ lưng dưới, sự đau đớn này có thể đi xuống ở đằng sau, bên ngoài hoặc ở phía trước chân.[3] Cơn đau thường ập tới sau các hoạt động như nhấc vật nặng, mặc dù nó cũng có thể tới từ từ. Đôi lúc có thể kèm theo đau lưng dưới nhưng không phải luôn luôn.[3] Có thể gặp triệu chứng yếu hoặc tê ở những phần khác nhau của cẳng và ban chân bị ảnh hưởng
2. Nguyên nhân gây nên bệnh thần kinh tọa là gì?
Hầu hết những người đau thần kinh tọa trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyên nhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp thoái hóa cốt sống:
- Thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm cột sống thoái hóa dần theo thời gian và dễ bị tổn thương. Khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ chèn vào rễ thần kinh hông. Khoảng 1 trong 50 người sẽ bị thoát vị đĩa đệm tại một số thời điểm nào đó trong cuộc sống và 1 phần 4 trong số họ sẽ có triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần.
- Hẹp cột sống
Sự hao mòn tự nhiên của các đốt sống có thể dẫn đến sự thu hẹp của ống tủy sống. Tình trạng hẹp ống sống có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hông. Hẹp ống sống thường gặp ở những người trên 60 tuổi.
-Khối u cột sống
Trong trường hợp hiếm gặp, đau thần kinh tọa có thể do khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo cột sống, thậm chí là trên dây thần kinh. Khi một khối u phát triển, nó có thể gây áp lực lên các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống.
-Chấn thương hoặc nhiễm trùng
Một số nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương như gãy xương. Nói chung, bất kỳ nguyên nhân kích thước hoặc chèn ép dây thần kinh hông có thể gây ra triệu chứng đau. Trong một số trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể.
3. Các triệu chứng gây nên bệnh thần kinh tọa là gì?
Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn dọc theo dây thần kinh, từ lưng dưới, qua mông và chạy phía sau chân của một bên cơ thể như:
Cảm giác đau, nóng rát, tê cứng, cơ mỏi hoặc yếu và ngứa râm ran từ thắt lưng xuống mông và dọc xuống mặt sau cẳng chân. Thông thường chỉ có một chân (bao gồm cả chân hoặc một phần bàn chân) bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng tệ hơn khi bạn đi lại, cúi người, ngồi lâu, ho hoặc hắt hơi nhưng đỡ hơn khi bạn nằm.
Cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức, buốt, nóng rát hoặc đau cực độ.
Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể khiến việc đi lại khó khăn hoặc thậm chí không thể đi lại.
Tê ở chân dọc theo dây thần kinh
Cảm giác ngứa ran ở chân và ngón chân
Thay đổi dáng đi (dáng đi tập tễnh, bên cao bên thấp, nhão cơ 1 bên hông và chân bị xệ xuống)
Tổn thương rễ thần kinh (giảm nhiệt độ cơ thể, khả năng tiết mồ hôi giảm, mất cảm giác chi dưới, mất kiểm soát đại tiểu tiện)
4. Biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh tọa như thế nào?
Biến chứng đau thần kinh tọa đến cuộc sống
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh nằm ở hông là dây thần kinh dài nhất của cơ thể được hợp thành bởi các rễ thần kinh của vùng lưng dưới chạy xuống mặt sau của 2 chân và đến các ngón chân.
Khi các dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương sẽ gây ra những cơn đau từ vùng thắt lưng lan tới hông, xuống mông và đến chân khiến mọi hoạt động của người bệnh trở nên hết sức khó khăn, đó được gọi là đau thần kinh tọa.
Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng đau thần kinh tọa sau:
Khiến người bệnh phải gánh chịu các cơn đau nhức: người bị bệnh sẽ thấy cảm giác đau nhức ngay giữa cột sống sau đó cơn đau lan từ thắt lưng lan xuống 1 bên mông, đùi và tới tận gót chân khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
Đặc biệt mỗi khi nghiêng người hoặc bị vật gì đó va chạm vào người thì cơn đau sẽ càng trở nên dữ dội hơn.
Bị cứng cột sống: ngoài gây ra đau đớn thì biến chứng đau thần kinh tọa tiếp theo đó là dẫn đến cứng khớp, hiện tượng này rõ rệt nhất là vào lúc buổi sáng sớm sau khi thức dậy, cứng khớp kéo dài có thể khiến cơ bắp co thắt mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
5. Các cách điều trị của bệnh đau thần kinh tọa:
* Thần kinh tọa cấp tính: hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa cấp tính, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp tự chăm sóc, bao gồm:
-Thuốc giảm đau.
-Các bài tập thể dục như đi bộ, yoga, taichi...
-Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau.
Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể cần dùng các thuốc mạnh hơn có chứa narcotic trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ đề nghị xoa bóp nóng lạnh xen kẽ cho bạn để giảm nhức cơ và đau buốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng tất cả các thuốc giảm đau và sưng đều có tác dụng phụ. Thuốc kháng viêm không steroid có thể gây rối loạn dạ dày, tiêu chảy, loét dạ dày, đau đầu, chóng mặt, khó nghe hoặc phát ban. Thuốc giãn cơ có thể gây uể oải, chóng mặt hoặc phát ban. Không phải tất cả các thuốc giảm đau đều thích hợp cho mọi người. Để chắc chắn nhất, nên tới bác sĩ để được hỗ trợ.
*Thần kinh tọa mãn tính
Người bệnh có thể chữa theo các cách:
-Vật lý trị liệu
-Châm cứu bấm huyệt
-Thuốc chữa bệnh: tân dược hoặc thuốc Nam.
6. Giới thiệu địa chỉ uy tín chữa bằng Đông y bệnh đau thần kinh tọa:
- Tại Phòng khám ĐÔNG Y HOA SEN, triệu chứng đau thần kinh tọa hiện đang được chữa trị rất an toàn và hiệu quả nhờ vào biện pháp châm cứu kết hợp phương pháp châm cứu bấm huyệt cùng vật lý trị liệu, hoàn toàn không dùng thuốc và không thực hiện phẫu thuật:
*Châm cứu bấm huyệt là phương pháp sử dụng đôi bàn tay để thực hiện kéo giãn, nắn chỉnh cột sống với những kỹ thuật chính xác và thao tác tay nhẹ nhàng, vì thế không gây đau nhức cho người bệnh.
*Vật lý trị liệu điều trị đau vai gáy có thể áp dụng một số biện pháp như chiếu ánh sáng hồng ngoại IR, chiếu tia Laser cường độ cao, điện xung kích thích, chườm nóng hoặc chườm lạnh, nắn chỉnh cột sống bằng giường Lander hoặc máy DTS.
**Châm cứu áp dụng tại Phòng khám ĐÔNG Y HOA SEN chỉ sử dụng những loại kim châm đã được vô trùng an toàn, dùng để châm vào các điểm huyệt đạo chính trên cơ thể. Trong một số trường hợp có thể kết hợp giữa châm cứu và điện xung (kích thích dòng điện xung lên kim châm).
**Bên cạnh đó, bác sĩ còn giúp bệnh nhân luyện tập một số bài tập vận động đơn giản hoặc hướng dẫn để người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà nhằm tăng cường sức khỏe hệ xương khớp và hạn chế tái phát. Do đó, khi phần lưng có dấu hiệu đau nhức, bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám ĐÔNG Y HOA SEN bởi các lí do sau:
***Phòng khám ĐÔNG Y HOA SEN áp dụng điều trị đau thần kinh tọa nói riêng và các bệnh lý xương khớp nói chung bằng các biện pháp trị liệu bảo tồn tiên tiến, hiện đại kết hợp châm cứu chữa đau lưng bằng Đông y
Mọi thắc mắc liên hệ bác sĩ PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y HOA SEN để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:
Địa chỉ: 33/16 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Quận 1, HCM
Thời gian làm việc: 8h- 20h tất cả các ngày trong tuần.
HOTLINE: 0778899207.