1. Bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Bệnh đau thần kinh tọa là căn bệnh về xương khớp phổ biến do dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép, gây ra những cơn đau.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, còn được gọi là dây thần kinh hông bắt đầu từ phần dưới của thắt lưng và kéo dài đến các ngón chân. Đây là dây thần kinh chi phối và điều khiển các hoạt động của lưng và chi dưới như đi, đứng ngồi, co duỗi chân…
Đau dây thần kinh tọa có biểu hiện bằng những cơn đau theo rễ thần kinh vùng thắt lưng 5 và rễ thần kinh sống 1 lan xuống phía đùi. Khi rễ thần kinh lưng 5 bị tổn thương hay bị chèn ép thì sẽ xảy ra những cơn đau từ lưng eo kéo dài xuống tận các ngón chân. Nếu rễ thần kinh sống 1 bị tổn thương thì cơn đau từ phía sau mông lan xuống mặt ngoài cẳng chân xuống bàn chân. Nếu đau dây thần kinh tọa hông thì có những cơn đau phía trên đầu gối và đau dây thần kinh tọa dưới thì đau lan tới mắt cá bàn chân.
2. Các nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh tọa
• Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được cho là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa. Sở dĩ như vậy bởi vì đĩa đệm cột sống lúc này mất tính đàn hồi, trở nên khô ráp và có thể rách hoặc nứt gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, khiến các dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng bị chèn ép, tổn thương. Từ đó, hình thành nên các cơn đau thần kinh tọa.
• Các dị dạng bẩm sinh như gai đôi cột sống hay thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, hẹp ống cột sống, ung thư cột sống, các chấn thương hay bị nhiễm trùng xương khớp cũng khiến các dây thấn kinh tọa bị tổn thương gây ra các cơn đau dai dẳng.
• Yếu tố nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến các cơn đau thần kinh tọa. Đối với những công việc thường đứng hoặc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài hay lao động nặng quá mức, sai tư thế… khiến cột sống và các dây thần kinh phải chịu áp lực, lâu ngày thúc đẩy bệnh phát triển.
3. Các biểu hiện của bệnh thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa trường hợp nhẹ thì người bệnh có thể đi lại và hoạt động bình thường, nếu đi lại hay làm việc nhiều mới thấy đau. Còn trường hợp nặng, người bệnh phải chịu những cơn đau với tần suất lớn, khi đi lại, ho hay hắt hơi, đại tiện cũng dễ cảm thấy đau nhức. Bệnh lâu ngày có thể gây teo cơ đùi, mông, cẳng chân phía thường xuyên bị đau, mất cảm giác và khó điều khiển được, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động của người bệnh.
4. Địa chỉ châm cứu chữa đau thần kinh toạ:
chủ yếu tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh; các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Phương huyệt thường dùng: Thận Du, Đại Trường Du, Hoàn Khiêu, Thượng Liêu, Phong Thị , Dương Lăng Tuyền, Túc Tam Lý, Ủy Trung, Thừa Sơn, Côn Lôn, Tam Âm Giao. Ngoài ra, có thể gia giảm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình điều trị từ 1 đến 4 tuần.
Châm cứu bấm huyệt là phương pháp chữa trị của Y học cổ truyền dựa trên các lý luận của Y học phương Đông nhằm giúp người bệnh giảm đau, cơ bắp được thư giãn, kinh mạch thông suốt và linh hoạt rất tốt cho bệnh nhân đau thần kinh tọa.Việc kết hợp cả y học Đông – Tây khi điều trị bệnh đau thần kinh tọa chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất, giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh này và nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Mọi thắc mắc liên hệ bác sĩ PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y HOA SEN để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:Địa chỉ: 33/16 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Quận 1, HCMThời gian làm việc: 8h- 20h tất cả các ngày trong tuần.HOTLINE: 0778899207.