Bệnh Đau Mỏi Vai Gáy Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm

Tìm hiểu về bệnh đau mỏi vai gáy và cách điều trị dứt điểm, không tái phát

Hotline: 0778 899 207

Địa chỉ: 33/16 Lý Văn Phức, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh

Đau mỏi vai gáy có thể tìm gặp bất cứ ai trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau mỏi vai gáy là rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi người. 

I. Bệnh đau mỏi vai gáy và những kiến thức cần biết

Cuộc trao đổi với Bác sĩ  Nguyễn Lệ Quyên – Bs y học cổ truyền về bệnh đau mỏi vai gáy, bác sĩ cho biết:

Vùng vai gáy có thể đau đớn và người bệnh khó khăn để nâng cánh tay của mình nếu dây chằng, cơ hoặc cấu trúc xung quanh vai hoặc cổ bị tổn thương. Tình trạng này hay còn được gọi là đau mỏi vai gáy. Thông thường, bệnh thường xảy ra với những người lớn tuổi, người lao động nặng hoặc những người phải ngồi nhiều trong một thời gian dài.

Tùy thuộc vào mức độ đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống mà việc lựa chọn các phương pháp điều trị ở mỗi người là khác nhau. Hiện nay, việc chữa trị đau mỏi vai gáy thường được áp dụng là dùng thuốc tây y kết hợp với các bài tập trị liệu, chữa trị bằng phương pháp y học cổ truyền. Trong đó, y học cổ truyền với các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và bài thuốc chữa đau vai gáy được người bệnh đánh giá cao và đang được rất nhiều người bệnh hướng đến.

1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

Ngoài nguyên nhân tổn thương ở dây chằng và các cấu trúc xung quanh vai thì có rất nhiều các nguyên nhân khác có thể gây đau mỏi vai gáy như:

Tuổi tác: Đau mỏi vai gáy thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Lý do là khi già đi, quá trình lão hóa tự nhiên sẽ xảy ta làm cho lượng máu bị suy giảm đi, hệ mạch máu giảm tính dẻo dai, việc đàn hồi và trao đổi khí oxy lúc này cũng trở nên chậm hơn. Điều này làm giảm bớt lượng máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể, trong đó có vùng vai gáy gây đau mỏi vai gáy.

Chấn thương: Các chấn thương liên quan đến khớp vai hoặc vùng cổ có thể là nguyên nhân gây bệnh đau mỏi vai gáy ở nhiều trường hợp người mắc bệnh.

Tư thế xấu: Việc thực hành và duy trì các tư thế xấu trong sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân phổ biến cho tình trạng đau mỏi vai gáy. Ngồi làm việc trong mấy giờ đồng hồ liền hoặc ngủ kê đầu quá cao hay quá thấp cũng khiến cho khớp vai bị ảnh hưởng và dẫn đến đau mỏi vai gáy.

Bệnh lý: Một số bệnh lý xương khớp có thể là nguyên nhân làm đau mỏi vai gáy như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, dính khớp bả vai, gai cột sống ở cổ, vôi hóa cột sống cổ, loãng xương…

Hút thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm cản trở việc hấp thu dinh dưỡng của các khớp xương, gây thiếu hụt dinh dưỡng và dẫn đến đau nhức.

Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng có tác động đến đau mỏi vai gáy, nó làm cho các triệu chứng xuất hiện và trở nên khó chịu hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Các biểu hiện của đau mỏi vai gáy

Người bị đau mỏi vai gáy thường gặp phải các biểu hiện như:

Đau nhức vùng vai gáy, đặc biệt là vào sáng sớm khi thức dậy hoặc sau khi lao động quá mức.

Đau tăng khi đổi hướng đột ngột, khi ho, hắt hơi hoặc khi thời tiết thay đổi.

Cơn đau âm ỉ và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.

Đôi khi, đau có xu hướng lan xuống bả vai, cánh tay ở một hoặc cả hai bên.

Gây khó khăn trong việc xoay đổi hướng, vận động.

Đau mỏi vai gáy kèm theo dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đứng không vững.

Các triệu chứng đau vai gáy kéo dài và không được điều trị sẽ khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi, suy nhược,mất ngủ, sa sút tinh thần và trí tuệ. Đau đớn khiến cho người bệnh khó có thể tập trung vào bất cứ việc gì, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và các lĩnh vực khác của cuộc sống.

3. Một số biến chứng đau mỏi vai gáy

Nhiều người có thể lầm tưởng bệnh đau mỏi vai gáy là bình thường và trở nên chủ quan khi có bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp người bệnh bị đau mỏi vai gáy kéo dài đã xảy ra các biến chứng nguy hiểm như:

Tê cánh tay, bàn tay, thỉnh thoảng nếu chèn ép nặng sẽ tê vùng đầu

Rối loạn tiền đình.

Rối loạn cảm giác ở tay, chân.

Rối loạn dây thần kinh thực vật.

Đau rễ thần kinh.

Các biến chứng trên sẽ ảnh hưởng nghiêm nặng nề đến sức khỏe, khả năng vận động và tâm lý của người bệnh. Chính vì vậy, điều trị bệnh ngay từ thời điểm ban đầu là vô cùng quan trọng, tránh trường hợp bênh gây ra biến chứng, lúc này các phương pháp điều trị  cũng trở nên bị giới hạn và khó khăn hơn.

II. Cách điều trị bệnh đau mỏi vai gáy

Việc điều trị bệnh đau mỏi vai gáy tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Nghỉ ngơi trong vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ chuyển động nào gây nên đau đớn là khuyến cáo đầu tiên cho tất cả các trường hợp đau vai gáy.  Sau đó, có một số lựa chọn điều trị bao gồm:

1. Điều trị đau mỏi vai gáy bằng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau, giảm viêm và một số thuốc giản cơ, thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương tiến triển theo chiều hướng xấu.

2. Điều trị đau mỏi vai gáy bằng y học cổ truyền

Đề cập đến điều trị đau mỏi vai gáy bằng y học cổ truyền, BS  Nguyễn Lệ Quyên  cho hay: Trong y học cổ truyền, đau mỏi vai gáy là bệnh lý thuộc phạm vi của chứng Tý. Nguyên nhân gây nên triệu chứng đau mỏi vai gáy là do các yếu tố nội nhân (các yếu tố bên trong) và ngoại nhân (nhân tố bên ngoài) hoặc bất nội ngoại nhân gây nên, cụ thể là:

Nội nhân: Thường xảy ra ở người gia do can thận hư hoặc khí huyết bị giảm sút dẫn đến can thận hư, không chủ cốt tủy, không nuôi dưỡng được gân cơ và dẫn đến đau mỏi.

Ngoại nhân: Khi cơ thể bị suy yếu, các yếu tố bên ngoài như phong, hàn, thấp, nhiệt dễ xâm nhập vào và gây ngưng trệ khí huyết, tắc mạch dẫn đến đau mỏi vai gáy.

Bất nội ngoại nhân: Chủ yếu là nói đến các yếu tố khác như tư thế làm việc, ngủ nghỉ không phù hợp, tắm gội đêm khuya hoặc dầm mưa… dễ gây nên đau mỏi vai gáy.

Mục đích của điều trị đau mỏi vai gáy bằng y học cổ truyền là chữa lành nội nhân và đẩy lùi ngoại nhân đồng thời khắc phục các yếu tố bất nội ngoại nhân để từ đó giúp cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu đi và mang lại kết quả hồi phục tốt.

Các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy theo y học cổ truyền được áp dụng là:

+ Châm cứu được đánh giá là phương pháp tuyệt vời nhất trong quá trình điều trị bệnh đau vai gáy:

Châm cứu là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp này đem lại nhiều hữu ích cho người bệnh đau mỏi vai gáy. Với công dụng giúp giảm đau, tăng cường lưu thông khí  huyết, giảm mệt mỏi, căng thẳng, người bệnh bị đau mỏi vai gáy có thể được cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh của mình và sớm trở lại sinh hoạt như bình thường. Xem thông tin chi tiết về phương pháp này tại đây.

+ Xoa bóp bấm huyệt:

Xoa bóp, bấm huyệt được xem là giải pháp tăng cường lưu thông khí huyết rất tốt, do đó có thể làm giảm đau đớn và các triệu chứng khác trong đau mỏi vai gáy. Bằng việc xoa bóp, kích thích các vị trí huyệt đạo quan trọng liên quan đến vùng vai gáy như huyệt phong trì, huyệt  đốc du, huyệt đại trùy, kiên tĩnh… để tăng cường hiệu quả điều trị.

+ Chữa đau mỏi vai gáy bằng các bài tập

Bên cạnh việc ứng dụng hai phương pháp điều trị trên đây, người bệnh nên kết hợp việc thực hiện một số các bài tập hỗ trợ. Các bài tập này có tác dụng tăng cường độ dẻo dai, tính linh hoạt và thúc đẩy lưu thông khí huyết trong cơ thể, từ đó giúp giảm đau và rút ngắn thời gian phục hồi tình trạng bệnh nhanh chóng hơn.

Việc thực hiện các bài tập hỗ trợ ban đầu nên có sự hướng dẫn của chuyên viên trị liệu. Đồng thời nên kết hợp luyện tập với chế độ ăn uống hợp lý để có kết quả tốt hơn

Ngoài các bài tập thể dục thì yoga cũng mang lại nhiều hữu ích cho người bị đau mỏi vai gáy. Không chỉ xét về khía cạnh cải thiện tâm trạng, tinh thần của người bệnh mà yoga còn giúp tăng cường độ linh hoạt của các khớp xương, làm giảm bớt áp lực tác động vùng cổ vai gáy và tạo nên sức mạnh cho cơ bắp. Chính vì vậy, yoga chữa đau vai gáy là một trong các biện pháp cần được thực hiện và duy trì lâu dài, ngay cả khi bạn lành bệnh.

III. Cách phòng ngừa đau mỏi vai gáy

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa đau mỏi vai gáy, vì hầu hết các trường hợp đau vai gáy đều do hoạt động thường ngày của chúng ta gây ra. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên:

Chú ý giữa cho cơ thể luôn ở tư thế thăng bằng, thực hiên các tư thế tốt, đi đứng thẳng lưng, không ngồi nhiều trong vài giờ liền, khi công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, bạn nên trang bị thêm một chiếc gối nhỏ ở lưng và đứng dậy đi lại sau 30 – 45 phút.

Không nên kê gối quá cao hoặc quá thấp, không nên nằm ngủ với nệm mềm có độ lún sâu và điều này có thể làm thay đổi tư thế của bạn và khiến cho bạn bị đau mỏi vai gáy.

Tránh thói quen bẻ tay, lắc cổ hoặc các động tác xấu làm thay đổi đột ngột các cấu trúc tự nhiên trong cơ thể.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và hệ khớp xương nói riêng, tránh nguy cơ đau mỏi vai gáy.

Chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi và các khoáng chất như sắt, vitamin D, C, B để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Kiểm soát trọng lượng của cơ thể, tăng cân có thể làm gia tăng áp lực lên các khớp xương và gây đau mỏi.

Việc thay đổi lối sống và kết hợp với các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy thích hợp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh của mình và sớm trở lại hoạt động bình thường.

Mọi thắc mắc trong việc điều trị có thế liên hệ bs đông y hoa sen để được tư vấn 0778 899 207

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 33/16 Lý Văn Phức, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0778 899 207

Zalo: 0932 518 131

Email: yhoccotruyenhoasen@gmail.com

Website: Phongkhamhoasen.com

Fanpage: https://www.facebook.com/dongyhoasen

#chamcuu #phongkhamdongyhoasen #chamcuuchuabenh #chamcuuquan1 #phongkhamchamcuu #chamcuuuytin #chamcuutainha #chamcuudongyhoasen #chamcuuodau #giachoi #vatlytrilieu #bamhuyet #bamhuyetchuabenh #bamhuyetchuadaumoivaigay 


https://www.facebook.com/dongyhoasen